Giới thiệu về Máy trộn trong ngành sản xuất, công nghiệp hiện nay.

highlight News

Giới thiệu về Máy trộn trong ngành sản xuất, công nghiệp hiện nay.

Giới thiệu về Máy trộn trong ngành sản xuất, công nghiệp hiện nay.

  1. Giới thiệu về máy trộn:

Máy trộn là sản phẩm bao gồm ba cánh khuấy đảo, tương ứng với ba chế độ khuấy đảo khác nhau. Vì vậy mà sản phẩm này đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhào trộn của người thợ, người chế biến.

Máy trộn có kết cấu vững chắc, đồng thời vật liệu phần lớn là thép không gỉ, do đó máy rất hợp vệ sinh và phù hợp với việc sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc hoặc bột thuốc…

Những nguyên vật liệu ở dạng tự nhiên chưa thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và tính tiện ích, cho nên cần phải tiến hành chế biến và phối trộn nhằm đáp ứng các yêu cầu trên. Như vậy, nguyên liệu sau khi làm sạch và nghiền đến độ nhỏ yêu cầu, trộn với nhau theo chế độ xác định.

Đặc biệt với các ngành nông nghiệp thực phẩm, hoặc chăn nuôi gia súc, nếu độ trộn đều hỗn hợp nhỏ hơn 90% sẽ có thể làm giảm mức tăng trọng của đối tượng sử dụng từ 5 đến 10%. Vì vậy, việc thiết kế và chế tạo một kiểu máy trộn có đầy đủ các thông số kỹ thuật yêu cầu và phù hợp với quy mô kinh tế nhỏ, quy mô hộ gia đình là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết.

  1. Ưu điểm của máy trộn:

– Độ trộn đều đạt được thỏa mãn theo những yêu cầu.

– Máy phù hợp cho mô hình kinh tế trang trại, quy mô sản xuất nhỏ hoặc hộ gia đình.

– Máy có thể dùng trộn thức ăn hỗn hợp từ các nguyên liệu được nghiền nhỏ, có nguồn gốc tự nhiên hoặc thức ăn đậm đặc với nguồn nguyên liệu đã có sẵn tại địa phương theo yêu cầu của nhà sản xuất.

– Mức chi phí năng lượng riêng thấp.

– Kết cấu máy thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, an toàn lao động và dễ dàng di chuyển do máy có lắp các bánh xe.

– Giá thành của máy rẻ, giúp bạn tiết kiệm được khoảng chi đầu tư đáng kể.

– Phù hợp với nhu cầu sản xuất, năng suất máy 200 kg/ 1 mẻ.

– Trong quá trình hoạt động, máy trộn sẽ không gây ô nhiễm môi trường.

– Nguồn động lực: sử dụng được cả động cơ điện 3 pha hoặc 1 pha.

  1. Phân loại máy trộn:

Máy trộn có nhiều loại, nhiều kiểu riêng biệt và được phân loại theo nhiều phương pháp khác nhau. Thực tế để đơn giản, người ta thường phân loại máy theo năm cách.

  • Xét về cách bố trí các bộ phận làm việc trong máy thì có:
  • Máy trộn ngang.
  • Máy trộn đứng.
  • Máy trộn nghiêng.
  • Nếu xét về tỉ lệ ấm, nước có chứa trong hỗn hợp sản phẩm thì gồm có:
  • Máy trộn khô.
  • Máy trộn nước.
  • Máy trộn ướt .
  • Nếu xét về cách thức làm việc thì sẽ có:
  • Máy trộn liên tục
  • Máy trộn gián đoạn.
  • Phân loại theo ngành thì có:
  • Máy trộn thực phẩm: Máy trộn thực phẩm bao gồm: máy trộn bột mì, máy trộn thức ăn công nghiệp, máy trộn hạt điều, máy trộn cà phê, máy trộn thức ăn gia súc…
  •  Máy trộn hóa mỹ phẩm: Thiết bị này được dùng để trộn các hương liệu hóa chất, trộn phụ gia.
  • Ngành xây dựng: Máy trộn xi măng.
  • Ngành dược: Máy trộn dược phẩm, máy trộn thuốc và máy trộn bột thuốc.
  • Nếu xét về hình dạng máy thì bao gồm:
  •  Máy trộn kiểu lập phương.
  • Máy trộn kiểu thùng quay.
  • Máy trộn kiểu chữ U.
  • Máy trộn kiểu chữ V.
  1. Nguyên lý hoạt động máy trộn

Vật liệu gia công chính là hỗn hợp dạng bột rời, khô (sau khi đã qua công đoạn nghiền nhỏ). Nguyên liệu sau khi đã cho vào phễu nạp sẽ được phần dưới của vít trộn nâng lên khỏi đoạn bao hình trụ tròn ở dưới đáy côn của thùng trộn. Do đó, nguyên liệu vừa được trộn và vừa được nâng lên đến miệng của ống bao.

Tại đây, nhờ lực ly tâm, nguyên liệu bị ép ra ngoài ống bao rồi sau đó rơi tự do xuống đáy côn và tiếp tục được vít trộn xoắn cuốn lên trên. Qúa trình trộn quay vòng của nguyên liệu sẽ được diễn ra trong suốt thời gian trộn. Quá trình này được thực hiện  lặp lại nhiều lần và hỗn hợp cũng được đảo trộn khá mạnh trong suốt thời gian trộn.

Sau khi trộn, hỗn hợp sẽ được lấy ra qua cửa tháo liệu, khi đã đạt đủ thời gian trộn sẽ mở cửa thoát để nguyên liệu chạy ra phía ngoài máng hứng. Để sự chuyển động của nguyên liệu được đảm bảo thông suốt, kích thước đường kính ống bao trụ tròn ở dưới đáy côn của thùng trộn phải lớn hơn đường kính ngoài của vít trộn khoảng 10  đến 15mm.

Ngoài các yêu cầu về độ sạch, độ nhỏ, hàm lượng dinh dưỡng thì một chỉ tiêu rất quan trọng đó là độ trộn đều. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thành phẩm. Như vậy, sản phẩm sau khi trộn của máy thiết kế phải đạt độ trộn đều đến 95%.

  1. Những loại máy trộn thông dụng trên thị trường hiện nay:
  • Máy trộn cám kiểu đứng

Công đoạn của việc trộn bột cho gia súc chiếm rất nhiều thời gian và công sức, mặt khác nếu trộn thức ăn bằng phương pháp thủ công lại không đảm bảo được sự phối trộn đều giữa các nguyên liệu. Sản phẩm này giúp phối trộn các loại thức ăn đã được định mức, tạo thành hỗn hợp đồng đều, đảm bảo đủ tỉ lệ thành phần trong hỗn hợp để cung cấp cho vật nuôi. Thiết bị này được dùng để phối trộn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Cám ngô, cám gạo, bột khoai, bột sắn, bột dong, hoặc các loại thức ăn giàu đạm như: Bột đậu tương, bột khô dầu, bột cá, bột thịt, bột tôm, bột nhộng tằm, và các loại thức ăn giàu khoáng như: Bột vỏ cua, hến, vỏ ốc, vỏ tôm, vỏ trứng, bột xương…

Thức ăn tổng hợp sau khi được trộn sẽ có chất lượng và mùi vị bổ sung giữa những thành phần, nhờ đó giúp vật nuôi ăn nhiều, tăng hệ số tiêu hóa, tăng sản lượng và đồng thời giảm mức tiêu thụ thức ăn để sản xuất. Lưu ý: Đối với những trường hợp trộn ẩm các loại cám bột, độ ẩm cho phép phải thấp hơn 20%, khi đó máy sẽ trộn cho hiệu quả cao nhất.

  • Máy trộn bột thuốc và thực phẩm

Nguyên lý và đặc điểm: 

Sự khác biệt về tỷ lệ nghiền hoặc trộn thêm các chất phụ gia khác.

  • Sử dụng quay trộn bên trong và bên ngoài, tỷ lệ đồng nhất cao.
  • Thùng trộn có thể được góc độ bất kỳ, dễ dàng thực hiện vệ sinh các nguyên liệu cần thiết.
  • Được trang bị đồng hồ thời gian, có thể cài đặt từ 0 đến 60 phút tự động dừng.
  • Van bướm thép không bị gỉ, không rò rỉ hay bay bụi.
  • Pha trộn rộng của nguyên tắc trọng lực, áp lực cấp nguyên liệu nhỏ nên không cắt vỡ nguyên liệu.
  • Thùng trộn được làm bằng thép không gỉ, bề mặt bên trong và bên ngoài được đánh bóng.
  • Vận hành đơn giản, dễ dàng vệ sinh, đạt tiêu chuẩn GMP.
  • Trộn dung tích lớn có thể kết hợp với máy cấp chân không, cải thiện hiệu quả khả năng làm việc và cải thiện môi trường.
  • Máy trộn hạt cao tốc

Thiết bị được sử dụng để trộn những nguyên liệu là dược liệu, dược thảo ở dạng bột hay dạng cốm kết hợp cùng chất kết dính được trộn đều với nhau. Nguyên liệu sau khi được trộn đều sẽ được trộn ẩm và chuyển sang thùng cắt để cắt thành từng hạt đều nhau. Máy trộn thực hiện 2 công đoạn cùng trong 1 thiết bị, nhờ đó giúp giảm chi phí cho thiết bị của công đoạn tạo hạt.

  1. Điểm nổi bật của máy trộn: là cánh trục chính được nâng và hạ để thuận tiện cho quá trình vệ sinh, đáy nồi trộn có hệ thống giải nhiệt. Ngoài ra, máy trang bị hệ thống phun dịch tự động giúp đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định. Điều này không phụ thuộc vào tay nghề của công nhân vận hành máy, lượng sản phẩm luôn được cấp ổn định theo từng mẻ .
  • Máy trộn bột khô

Hiện nay máy trộn bột khô được sử dụng rộng rãi trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm hoặc hóa mỹ phẩm. Thiết bị được dùng trong công đoạn trộn đều những nguyên liệu là dạng bột khô, cốm khô, sữa bột, đường, thịt xay hay viên nang,…

Ngoài ra, do thiết bị có thể trộn đều được nhiều nguyên liệu dạng bột khác nhau, nên còn được đưa vào sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc hóa chất. Máy trộn bột khô được thiết kế ở dạng thùng, những nguyên liệu được trộn đều và không bị mắt kẹt trong thùng.

Máy trộn bột khô có nhiều đặc điểm và nguyên lý hoạt động cũng giống với máy trộn cao tốc để trộn đều được nhiều dạng nguyên liệu khác nhau. Những loại máy tốt được sử dụng nhiều cho các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ hoặc cá nhân tự sản xuất dược phẩm, thực phẩm. Nhằm giúp giảm sức lao động của con người, đồng thời tiết kiệm chi phí điện năng và tăng hiệu suất làm việc.

Hình ảnh minh họa máy trộn bột

  • Máy trộn bê tông
  • Phục vụ hiệu quả cho các công trình, dự án đòi hỏi có lượng bê tông lớn (máy trộn bê tông không thích hợp với các công trình nhỏ lẻ, rời rạc).

Nguyên lý hoạt động của máy:

+ Các loại máy trộn bê tông thường hoạt động theo một nguyên lý khá giống nhau, mặc dù có cấu tạo không giống nhau.

  • Máy giúp trộn các nguyên vật liệu với nhau, qua đó cho ra loại bê tông có chất lượng tốt để phục vụ cho các công trình xây dựng bẳng cách:
  • Thùng trộn bê tông đặt ở vị trí sao cho miệng thùng hơi hướng lên trên và cho thùng quay. Sau đó tiến hành đổ phối liệu vào thùng, xi lanh thủy lực 4 sẽ thực hiện đẩy giá lật để trộn bê tông. Sau khoảng từ 4 đến 5 phút thì nghiêng thùng, sao cho trục quay của thùng nghiêng theo góc 45 độ so với phương ngang, hướng về phía dưới. Cuối cùng, khi đổ hết bê tông lại thì kéo thùng lên và bắt đầu chu kỳ tiếp theo.
  • Máy trộn chữ V

Máy trộn bột hình chữ V là dạng máy trộn bột công nghiệp có hình giống chữ V. Loại máy này giúp trộn các loại bột khô với nhau rất đều, thời gian trộn rất nhanh so với trộn bằng máy thường.

Với thiết kế thùng trộn bột hình chữ V, vì vậy mà tất cả các loại bột khi cho vào đều được trộn đều với nhau, đồng thời không có điểm chết nào trong thùng trộn bột. Khi cho các loại bột khác nhau vào để trộn thì trong quá trình hoạt động, thùng trộn quay sẽ làm cho các loại bột bên trong được phân tán và chuyển động đến mọi điểm ở trong thùng trộn. Ngoài ra thân máy cũng được thiết kế rất chắc chắn, do đó mà trong quá trình hoạt động máy trộn bột hình chữ V sẽ không bị rung lắc.

Một phần quan trọng của máy trộn chữ V đó chính là động cơ, động cơ giảm tốc, động cơ của máy 100% là dây đồng, có công suất mạnh. Động cơ được truyền qua bộ hộp số giảm tốc, nhờ đó mà máy chạy rất khỏe và sử dụng liên tục.

Trên 2 miệng của chữ V dùng để đổ chất cần trộn vào thùng trộn, sau khi trộn xong thì tiến hành xoay van lá nằm dưới đáy chữ V để giúp đổ bột đã được trộn xong ra ngoài. Bạn cũng có thể thực hiện điều chỉnh được lượng bột cần đổ ra theo ý muốn…

            Hộp giảm tốc Bonfiglioli dùng trong máy trộn.

  1. Những lưu ý khi sử dụng máy trộn:

Máy trộn chuyển động nhờ vào cơ điện, do đó để đảm bảo an toàn, bạn cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Cần nắm được nguyên lý sử dụng cũng như cấu tạo của máy.
  • Cần sử dụng đúng mục đích trong ngành thực phẩm, nếu không sẽ khiến máy nhanh hư hỏng.
  • Khi cho nguyên liệu vào trong máy trộn, bạn phải đảm bảo kích thước vừa đủ, không cho quá nhiều hoặc quá ít vì nó làm ảnh hưởng đến chất lượng.
  • Kiểm tra độ an toàn về kỹ thuật điện, chắc chắn 1 điều rằng chúng sẽ không bị rò rỉ, gây cháy nổ làm nguy hiểm đến tính mạng con người.
  • Mỗi dòng sản phẩm đều có công nghệ khác nhau, vì vậy bạn cần xem xét để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Động cơ giảm tốc trong máy trộn đóng vai trò rất quan trọng, tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi loại máy mà đưa ra yêu cầu vè tốc độ và sức tải yêu cầu. Chính vì thế, nếu không chọn đúng động cơ giảm tốc, hộp giảm tốc, sẽ ảnh hưởng rất nặng nề trong hoạt động của máy, ảnh hướng đến hiệu suất làm việc của xí nghiệp, công ty.

Công ty TNHH Kỹ thuật Long Minh sẽ giải đáp vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng thật sự cần tính toán chi tiết này cho các doanh nghiệp, công ty.

Hotline: 0906 60 84 60

Sưu tầm: TM 210225

Hộp giảm tốc: VF 44 F1 10 P71 B5 B3

Hộp giảm tốc: W 63 U 19 P71 B5 B3

Hộp giảm tốc: W 63 U 64 P71 B5 B3

Động cơ giảm tốc: W 63 U 64 S1 V5 M 1SD 4 IP55

Động cơ giảm tốc: W 63 U 15 S1 B3 M 1LA 4 IP55

Động cơ giảm tốc: W 86 UFC1 46 P90 B5 V6 BE 90S 4

Động cơ giảm tốc: A 10 2 UR 5.5 S3 B3 M 3SA 4

Động cơ giảm tốc: C 32 2 F 45.3 P80 V1 DL BN 80A 4

Động cơ giảm tốc: C 12 2 F 10.1 S1 V1 DL M 1SD 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 12.4 S2 V1 M 2SA 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 12.4 S2 V1 DL M 2SA 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 29.6 S2 V1 DL M 2SA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 36 3 UFA 48.2 S2 V1 DL M 2SB 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 9.6 P90 V1 DL BN 90S 4

Động cơ giảm tốc: C 32 2 F 29.8 S2 V1 DL M 2SB 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 14.5 S3 V1 DL M 3SA 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 9.6 S3 V1 M 3SA 4

Động cơ giảm tốc: C 32 2 F 12.3 P90 V1 DL BN 90LA 4

Động cơ giảm tốc: C 32 2 F 14.1 S3 V1 DL M 3SA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 41 3 UFA 51.5 S3 V1 DL M 3SA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 32 2 F 29.8 S3 V1 DL M 3SA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 36 2 UFA 14.8 S3 V1 DL M 3LA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 51 2 UFA 47.8 S3 V1 LO DL M 3LA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 41 2 UFA 28.3 S3 V1 DL M 3LA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 41 2 UFA 28.3 S3 V1 DL M 3SA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 12 2 P 10.1 S1 B3 M 1SD 4

Động cơ giảm tốc: C 12 2 P 20.6 S1 B3 M 1SD 4

Động cơ giảm tốc: C 12 2 P 29.5 S1 B3 M 1SD 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 P 20.0 S2 B3 M 2SA 4

Động cơ giảm tốc: C 32 2 P 40.7 S2 B3 M 2SA 4

Động cơ giảm tốc: C 12 2 P 10.1 S2 B3 M 2SA 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 P 20.0 S2 B3 M 2SA 4

 

 

Customer & partner
LONG MINH TECH CO., LTD

TRỤ SỞ CHÍNH

 19/5 Đường số 4, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM

 0282.2537 656 - 0906.60 84 60

 info@longminhtech.com

 www.longminhtech.com

CHI NHÁNH HÀ NỘI

 Lô 298 KĐT Xala Hà Đông, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP.Hà Nội

 0282.2537 656 – 0906.60 84 60

Follow us
Facebook Google Twitter Skype Zalo
1022232 Online : 12

Designed by Vietwave

Hotline